• Trang chủ
  • Giới thiệu – Công khai
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ tổ chức
    • Báo cáo 3 công khai
    • Báo cáo tự đánh giá
    • Công khai giáo dục
    • Kết quả kiểm định
      • Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
      • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Công nghệ thông tin
      • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Ngôn ngữ anh
      • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Quản trị kinh doanh
      • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Quản trị khách sạn
      • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Tài chính – Ngân hàng
      • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
      • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Luật kinh tế
      • Chứng nhận KĐCL CTĐT Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
    • Chương trình đào tạo
    • Đề án tuyển sinh 2022
      • Thông tin tuyển sinh 2 năm gần nhất
      • Điều kiện đảm bảo chất lượng
      • Ngành đào tạo
      • Tình hình việc làm
      • Vừa học vừa làm
      • Quy chế tuyển sinh
    • Hồ sơ tự chủ mở ngành đào tạo
    • Mẫu phôi bằng
  • TUYỂN SINH
    • ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
    • THẠC SĨ
    • VĂN BẰNG 2
    • LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC
    • VỪA LÀM VỪA HỌC
  • Tin Tức
    • Tin tuyển sinh thạc sĩ
    • Tin tuyển sinh đại học chính quy
    • Tin tuyển sinh các hệ đào tạo khác
    • Tin hoạt động
    • Thông báo & Sự kiện
    • News
    • Góc truyền thông
      • Cổng khởi nghiệp
        • Thông tin & Sự kiện
        • Tài liệu khởi nghiệp
        • Dự án khởi nghiệp
      • Góc tuyên truyền
  • Khoa/Phòng ban
    • Khoa
      • Khoa Du lịch
      • Khoa Ngoại ngữ
      • Khoa Công nghệ Thông tin
      • Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng
      • Khoa Quản trị Kinh doanh
      • Khoa Luật kinh tế
      • Khoa Kỹ thuật
      • Khoa Cơ bản
    • Phòng ban
      • Phòng Quản lý Đào tạo
      • Phòng Tổ chức – Hành chính
      • Phòng Quản lý và Phát triển dự án
      • Phòng CTCTSV – QHDN – HTVLSV
      • Phòng QLKH & HTQT
      • Phòng khảo thí – ĐBCL – Thanh tra & Pháp chế
      • Phòng Quản lý Sau Đại học
    • TT
      • Trung tâm Phát triển Nguồn Nhân lực
      • Tư vấn du học
      • Thư viện
  • Lịch công tác
  • Góc sinh viên
    • Sổ tay sinh viên
      • Sổ tay sinh viên 2021
      • Sổ tay sinh viên 2022
    • Việc làm sinh viên
    • CLB & Khóa học
    • Thời khóa biểu
    • Xem điểm thi
      • Khóa 2020 về sau
      • Khóa 2019 về trước
    • Mẫu biểu sinh viên
    • Lịch thi
    • Chuẩn đầu ra
    • Hướng dẫn xin bảng điểm & bằng tốt nghiệp
  • Liên hệ
Hotline
076 253 8686 - (0252) 628 3838
tuyensinhdhpt@upt.edu.vn
enEnglish
Phiên bản cũ
Tải Logo Trường
Trường Đại học Phan ThiếtTrường Đại học Phan Thiết
    • Trang chủ
    • Giới thiệu – Công khai
      • Giới thiệu chung
      • Sơ đồ tổ chức
      • Báo cáo 3 công khai
      • Báo cáo tự đánh giá
      • Công khai giáo dục
      • Kết quả kiểm định
        • Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
        • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Công nghệ thông tin
        • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Ngôn ngữ anh
        • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Quản trị kinh doanh
        • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Quản trị khách sạn
        • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Tài chính – Ngân hàng
        • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
        • Chứng nhận KĐCL CTĐT Ngành Luật kinh tế
        • Chứng nhận KĐCL CTĐT Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
      • Chương trình đào tạo
      • Đề án tuyển sinh 2022
        • Thông tin tuyển sinh 2 năm gần nhất
        • Điều kiện đảm bảo chất lượng
        • Ngành đào tạo
        • Tình hình việc làm
        • Vừa học vừa làm
        • Quy chế tuyển sinh
      • Hồ sơ tự chủ mở ngành đào tạo
      • Mẫu phôi bằng
    • TUYỂN SINH
      • ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
      • THẠC SĨ
      • VĂN BẰNG 2
      • LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC
      • VỪA LÀM VỪA HỌC
    • Tin Tức
      • Tin tuyển sinh thạc sĩ
      • Tin tuyển sinh đại học chính quy
      • Tin tuyển sinh các hệ đào tạo khác
      • Tin hoạt động
      • Thông báo & Sự kiện
      • News
      • Góc truyền thông
        • Cổng khởi nghiệp
          • Thông tin & Sự kiện
          • Tài liệu khởi nghiệp
          • Dự án khởi nghiệp
        • Góc tuyên truyền
    • Khoa/Phòng ban
      • Khoa
        • Khoa Du lịch
        • Khoa Ngoại ngữ
        • Khoa Công nghệ Thông tin
        • Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng
        • Khoa Quản trị Kinh doanh
        • Khoa Luật kinh tế
        • Khoa Kỹ thuật
        • Khoa Cơ bản
      • Phòng ban
        • Phòng Quản lý Đào tạo
        • Phòng Tổ chức – Hành chính
        • Phòng Quản lý và Phát triển dự án
        • Phòng CTCTSV – QHDN – HTVLSV
        • Phòng QLKH & HTQT
        • Phòng khảo thí – ĐBCL – Thanh tra & Pháp chế
        • Phòng Quản lý Sau Đại học
      • TT
        • Trung tâm Phát triển Nguồn Nhân lực
        • Tư vấn du học
        • Thư viện
    • Lịch công tác
    • Góc sinh viên
      • Sổ tay sinh viên
        • Sổ tay sinh viên 2021
        • Sổ tay sinh viên 2022
      • Việc làm sinh viên
      • CLB & Khóa học
      • Thời khóa biểu
      • Xem điểm thi
        • Khóa 2020 về sau
        • Khóa 2019 về trước
      • Mẫu biểu sinh viên
      • Lịch thi
      • Chuẩn đầu ra
      • Hướng dẫn xin bảng điểm & bằng tốt nghiệp
    • Liên hệ

    Tuyển sinh Đại học

    Những điều sinh viên cần biết về ngành Luật

    1. Tìm hiểu về ngành Luật

    • Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.
    • Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…
    • Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân… 

    2. Học gì trong ngành Luật?

    • Hệ thống kiến thức chuyên ngành thuộc đa dạng lĩnh vực như:

    + Luật dân sự

    + Luật hình sự

    + Luật kinh tế

    + Luật hành chính

    + Luật đất đai

    + Luật tài chính

    + Luật hôn nhân và gia đình

    + Luật quốc tế

    + Luật tố tụng dân sự

    + Luật lao động

    + Luật nhà nước

    • Kỹ năng cứng

    + Có khả năng tư duy hệ thống, nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý nói chung.

    + Biết tiếp cận các vấn đề trong bối cảnh xã hội luôn biến động, bước đầu hình thành kĩ năng phát hiện, phân tích, đánh giá, phản biện, tư vấn các vấn đề pháp lý dựa trên những thứ đã học.

    + Có khả năng tự nghiên cứu và lập luận, biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào nhận diện và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn.

    • Kỹ năng mềm

    + Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, giải quyết công việc một cách logic và sáng tạo.

    + Có kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình.

    + Có kỹ năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu, soạn thảo văn bản và viết bài báo cáo phân tích.

    + Có kỹ năng đàm phán, tư vấn và làm việc với khách hàng.

    + Có kỹ năng thích ứng và quản lý sự thay đổi với môi trường công việc trong nước cũng như quốc tế luôn có sự biến động.

    + Giao tiếp ít nhất bằng 1 loại ngôn ngữ thông dụng.

    • Thái độ, trách nhiệm

    + Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết, có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, có bản lĩnh nghề nghiệp và thái độ trung thực, yêu nghề và có trách nhiệm trong công việc

    + Có ý thức xây dựng và bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

    + Chuyên nghiệp và chủ động, tư tin trong công việc, chịu trách nhiệm và tự giải quyết công việc, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe.

    + Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với các đồng nghiệp và các cá nhân khác trong công việc.

    3. Cơ hội việc làm của ngành Luật

    Cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng xin được những việc làm trong ngành này. Một số nghề nghiệp trong ngành Luật như:

    • Thẩm phán

    Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan Nhà nước cưỡng chế thi hành.

    • Kiểm sát viên

    Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.

    • Luật sư

    Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

    Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh. 

    • Công chứng viên

    Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng Nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của công chứng viên là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài…

    • Chấp hành viên

    Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:

    • Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…
    • Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.
    • Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.
    • Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.
    • Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.
    • Thư kí toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.
    • Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của toà án cấp dưới.

    3. Những tố chất phù hợp với ngành Luật

    Để thành công trong ngành Luật, sinh viên cần có những tố chất và đáp ứng những yêu cầu sau:

    • Phải là người công bằng, khách quan và trung thực;
    • Phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao;
    • Phải có bản lĩnh, lập trường vững vàng;
    • Phải có khả năng diễn đạt tốt;
    • Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt;
    • Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa…;
    • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại;
    • Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt;
    • Có tinh thần trách nhiệm cao.

    Nguồn: Internet

    • Share:

    Có thể bạn quan tâm

    1b (3)
    Tư vấn tuyển sinh năm 2023 tại tỉnh Bình Thuận (đợt 1)
    2
    TRƯỜNG ĐH PHAN THIẾT PHỐI HỢP CÙNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TỔ CHỨC KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂM 2023 TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
    6a
    Tư vấn tuyển sinh năm 2023 tại tỉnh Lâm Đồng (đợt 1)
    Đại Học Phan Thiết UPT

    Tin tức mới

    THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ĐỢT 1 – NĂM 2023
    Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ đợt 1 năm 2023
    Tư vấn tuyển sinh năm 2023 tại tỉnh Bình Thuận (đợt 1)
    logo-upt
    • Facebook
    • Dribbble
    • Youtube

    TUYỂN SINH

    • Đại học chính quy
    • Thạc Sĩ
    • Cử nhân văn bằng 2
    • Liên thông Đại học
    • Vừa làm vừa học
    • Trung tâm Phát triển NNL

    KHOA ĐÀO TẠO

    • Khoa Ngoại Ngữ
    • Khoa Du lịch
    • Khoa Công Nghệ Thông Tin
    • Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng
    • Khoa Quản trị Kinh doanh
    • Khoa Luật Kinh Tế
    • Khoa Kỹ thuật
    • Khoa Cơ bản

    Phòng – Ban

    • Phòng Quản lý Đào tạo
    • Phòng Sau Đại học
    • Phòng Tổ chức – Hành chính
    • Phòng Khảo thí – ĐBCL – Thanh tra & Pháp chế
    • Phòng Công tác sinh viên
    • Phòng QLKH & HTQT

    Thông tin

    • Liên hệ
    • Tuyển dụng

    076 253 8686 - (0252) 628 3838

    tuyensinhdhpt@upt.edu.vn

    225 Nguyễn Thông, Phường Phú Hài, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận

    Đại Học Phan Thiết UPT

    @2009 Đại học Phan Thiết. Phát triển bởi Ban Thông tin - Truyền thông & Quản trị mạng

    • Giới thiệu chung
    • English